Dữ liệu luôn là một trong những tài sản quan trọng nhất của các tổ chức, doanh nghiệp, bất kể lớn hay nhỏ. Với dữ liệu, việc khai thác, sáng tạo các dịch vụ ứng dụng kiểu mới ngày càng được phát triển nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, củng cố niềm tin và sự bền vững cho các tổ chức.
Quá trình chuyển đổi số (digital transformation) và việc chuyển đổi các mô hình ứng dụng kiểu mới là con đường phát triển không tách rời. Hành trình này tạo ra các nhu cầu khai thác, tận dụng các nguồn tài nguyên mới mẻ, đa dạng và linh hoạt như môi trường điện toán đám mây, hơn là việc sử dụng các môi trường truyền thống on-premise trong các trung tâm dữ liệu kiểu cũ.
Tuy nhiên, việc thay đổi mô hình sở hữu dữ liệu, cùng với sự gia tăng bùng nổ về khối lượng đã dẫn tới rất nhiều thách thức trong việc tìm kiếm các phương án để đảm bảo an ninh an toàn thông tin cho dữ liệu, ứng dụng. Việc thiếu giải pháp bảo vệ tối ưu cho dữ liệu trên các môi trường khác nhau, đặc biệt là trên môi trường Điện toán Đám mây đã tạo ra những lo ngại, băn khoăn trong các tổ chức, doanh nghiệp vận hành, cung ứng dịch vụ CNTT cho khách hàng (là người dùng cuối). Nhu cầu về một giải pháp bảo vệ dữ liệu đám mây toàn diện vì thế đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đánh giá toàn diện về quá trình chuyển đổi số cho chúng ta thấy có tới 98% tổ chức doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới nổi có liên quan tới đám mây như hạ tầng 5G, AI/Machine Learning, ứng dụng đám mây đơn thuần, các ứng dụng SaaS, và container (môi trường đóng gói ứng dụng) trong lộ trình thúc đẩy chuyển đổi số hóa tạo đà tăng trưởng.
Với các ứng dụng quan trọng như ERP/CRM, BI, hay thậm chí các ứng dụng văn phòng thuần túy, số liệu khảo sát cho thấy tổ chức doanh nghiệp ngày càng ưu tiên hướng triển khai dịch vụ đám mây. Trong số này, ứng dụng văn phòng và CRM được ưu tiên hơn cả, lần lượt đạt 56% và 52% tỉ lệ triển khai trên đám mây công cộng và đám mây riêng.
Nhiều doanh nghiệp tỏ ra nhất quán với kế hoạch triển khai các dịch vụ quan trọng trên môi trường điện toán đám mây. 53% số doanh nghiệp được hỏi cho biết sẽ sớm triển khai hệ thống BI trên đám mây công cộng (public cloud), trong khi con số này với ERP trên đám mây riêng (private cloud) là 46%.
Theo báo cáo của Enterprise Strategy Group (ESG) công bố cuối năm 2020 cho biết 94% chuyên gia CNTT hiện đang sử dụng các dịch vụ đám mây công cộng và họ có kế hoạch đưa hầu hết tải việc quan trọng khác lên đám mây trong 5 năm tới.
Hạ tầng và dịch vụ đám mây đã trở thành công cụ không thể thiếu trong chiến lược phát triển CNTT của doanh nghiệp, cung cấp nền tảng đa dạng, vững chắc để phát triển các ứng dụng dịch vụ mới, xử lý nhanh chóng các tiến trình quan trọng. Hơn 25% và 32% các tiến trình quan trọng đang chạy lần lượt trên môi trường IaaS và SaaS, theo ESG.
Lợi ích của tiếp cận môi trường đa đám mây đang trở nên rất rõ ràng.
Thách thức và giải pháp
Để hiểu rõ tác động của đám mây và sự phức tạp của các công nghệ tiên tiến đối với khả năng sẵn sàng bảo vệ dữ liệu, Dell Technologies đã tiến hành khảo sát, thu thập thông tin với hơn 1.000 lãnh đạo, những chuyên gia hoạch định CNTT trong doanh nghiệp trải dài từ châu Mỹ, tới EMEA (Anh, Pháp, Đức, Italy, Nam Phi và UEA), APJ (Australia, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc), và Trung Quốc… Số liệu cho thấy thời gian ngừng hoạt động (down time), mất dữ liệu với các dịch vụ đám mây đã tăng tới 82% trong năm 2019. Cứ 10 người được hỏi thì 8 người tin rằng các công nghệ bảo vệ dữ liệu mà họ đang sử dụng không thể đáp ứng nhu cầu tương lai, cũng như không phù hợp với sự phát triển và cam kết chất lượng (SLA). Hơn một nửa trong số này đã phải rất vất vả tìm kiếm giải pháp bảo vệ dữ liệu cho các ứng dụng đám mây đơn thuần, ứng dụng SaaS và container.
Không ít các doanh nghiệp chọn sử dụng cùng lúc các giải pháp bảo vệ dữ liệu khác nhau trên môi trường điện toán đám mây. Việc này góp phần tạo ra những khó khăn nhất định trong việc kiểm soát, khai thác và khả năng vận hành hệ thống của chủ sở hữu. Trung bình lượng dữ liệu bị mất trong 12 tháng lên tới 2,3 terabyte so với doanh nghiệp chỉ sử dụng một giải pháp bảo vệ dữ liệu, khiến chi phí khắc phục tăng tới 1 triệu USD. Cùng với đó, thời gian ngừng hoạt động lên tới 21 tiếng với chi phí khắc phục trên 881.000 USD. Điều đó có nghĩa những tổ chức sử dụng kết hợp các giải pháp bảo vệ dữ liệu khác nhau chịu tổn thất gấp 5 lần (5x) so với những tổ chức sử dụng một giải pháp bảo vệ dữ liệu thống nhất. Bên cạnh đó, họ phải gánh chi phí trung bình cao gần gấp đôi (2x) cho việc downtime hệ thống ngoài kế hoạch.
ESG cho biết 15% tổ chức doanh nghiệp được hỏi nói rằng họ không thể chịu đựng thêm tình trạng ngừng hoạt động đối với các ứng dụng hệ trọng. 42% doanh nghiệp khẳng định các ứng dụng quan trọng này cần phải quay lại trạng thái hoạt động bình thường trong chưa tới 1 tiếng tính từ thời điểm trục trặc. Đáng chú ý, 90% trong số các doanh nghiệp này không thể chịu đựng tình trạng dữ liệu quan trọng bị ngưng trệ trong hơn 1 tiếng.
Trước thực tế đó, Dell Technologies đã xây dựng một hệ thống giải pháp bảo vệ dữ liệu hoàn chỉnh với chiến lược “Data First” (Dữ liệu là trên hết) cho các khách hàng của mình. Danh mục bảo vệ dữ liệu hiện đại và đã được kiểm chứng của Dell Technologies cho phép khách hàng bảo vệ một cách hiệu quả khối lượng công việc bất kỳ, đồng thời đảm bảo khả năng sao lưu khôi phục dữ liệu trên bất kỳ mỗi trường nào, từ các thiết bị ngoại vi, hệ thống lõi và các môi trường điện toán đám mây (private, public, hybrid). Thống kê chưa chính thức cho thấy tổng cộng có hơn 2,7 tỷ gigabyte dữ liệu doanh nghiệp quan trọng đang được Dell Technologies bảo vệ.
Giải pháp bảo vệ dữ liệu Data Protection của Dell Technologies cho đa đám mây (multi-cloud) giúp giải quyết hàng loạt thách thức mà doanh nghiệp gặp phải. Ngoài đơn giản hóa quản lý bằng một hệ thống tập trung đồng nhất, giải pháp này còn giảm thiểu rủi ro và chi phí triển khai, tăng khả năng đáp ứng và thích ứng, đồng thời giúp bảo vệ, sao lưu và phục hồi dữ liệu nhanh chóng hơn.
Dell Technologies triển khai công nghệ đã được chứng thực cho bảo vệ dữ liệu trên các môi trường điện toán đa đám mây, không chỉ mang lại hiệu quả triển khai tốt hơn mà còn giúp mở rộng quy mô dễ dàng khi doanh nghiệp có nhu cầu. Bất kể doanh nghiệp đang trong tiến trình chuyển đổi số nào, Dell Technologies đều có thể cung cấp giải pháp bảo vệ dữ liệu đám mây phù hợp để các đơn vị này tự tin triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ tốt nhất ra bên ngoài.
Tại Việt Nam, các giải pháp bảo vệ dữ liệu trên môi trường điện toán đám mây của Dell Technologies được tư vấn và cung cấp bởi NT&T Co., Ltd (http://nttsolution.com/)